Bất kỳ nguyên nhân nào khiến nước tiểu bị ứ đọng ở bàng quang đều làm gia tăng nguy cơ tạo sỏi. Các nguyên nhân gây sỏi bàng quang có thể là do túi thừa bàng quang, viêm, nhiễm trùng, u, cục, cổ bàng quang bị chít hẹp, viêm tiềm liệt tuyến mãn tính (nam giới) hoặc do các bệnh ở phần phụ (nữ giới).
Xem thêm:
Sỏi bàng quang gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không may mắc phải
Viêm bàng quang cấp là biến chứng thường gặp, nếu không điều trị dẫn đến viêm mãn tính, từ đó gây teo hoặc rò bàng quang do lượng nước tiểu biến đổi thường xuyên.
Biến chứng của bệnh còn ảnh hưởng nguy hiểm của sỏi bàng quang còn là viêm thận và suy thận do nhiễm khuẩn ngược dòng. Cổ bàng quang bị chèn ép và kích thích do sỏi to khiến người bệnh đau buốt.
Cơn đau hạ vị do sỏi bàng quang gây ra lan dần về phía bộ phận sinh dục ngoài hoặc tầng sinh môn, đau dữ dội khi tiểu cuối bãi, ở nữ giới nước tiểu ri rỉ, gây nhiễm khuẩn.
Ảnh hưởng của sỏi bàng quang còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đời sống, đưa đến nhiễm trùng thậm chí là nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.
Một số trường hợp, sỏi bàng quang to có thể gây bí tiểu, toàn bộ lượng nước tiểu ứ lại hết trong bàng quang khiến nó căng phồng, hình thành “cầu bàng quang” ở trên xương mu.
Khi bạn phát hiện cơ thể có những dấu hiệu đặc trưng của bệnh như rối loạn tiểu tiện, đái rắt, đái buốt hay đái đục, đái ra máu, cần phải đi khám sớm để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng.
Điều trị nội khoa:
Nếu kích thước sỏi nhỏ, trơn, có thể dùng thuốc kháng sinh tiêu viêm, giảm đau, giãn cơ trơn giúp đào thải sỏi ra ngoài, sỏi không thể ra ngoài được thì bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tán sỏi nội soi.
Điều trị ngoại khoa:
Trong trường hợp sỏi to, không thể tán ra được hay sỏi bàng quang có có kèm theo chứng hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật để gắp sỏi ra bên ngoài.
Bạn cần chủ động phòng ngừa sỏi bàng quang bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây
Bạn có thể phòng ngừa biến chứng sỏi bàng quang bằng các uống nhiều nước mỗi ngày, không nên nhịn tiểu, ăn thanh đạm ít muối. Đồng thời, thêm vào bữa ăn nhiều rau củ quả để giảm hấp thụ các chất gây sỏi, hạn chế đồ ăn chứa can xi ở mức độ thích hợp.
Bạn cũng nên tập thể dục đều đặn, tránh ngồi một chỗ hoặc lười vận động. Hãy tập thói quen đi bộ để cơ co bóp bàng quang được hoạt động, tránh dùng thuốc gây lắng đọng cặn, canxi quá liều lượng theo chỉ định.
Khi nghi ngờ bị sỏi bàng quang, nên đến các địa chỉ chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị ngay từ đầu. Không nên chần chừ kéo dài để khi bệnh trở nặng sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Tin tức y tế
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.