Điện thoại của bạn đang hết tiền hoặc bạn muốn tiết kiệm chi phí, hãy nhập số điện thoại tại đây, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn
Ở độ tuổi cao, sức khỏe con người sẽ suy yếu dần và khiến cho một số khả năng trong sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. Tiểu tiện không tự chủ do bàng quang và ruột không kiểm soát được hoạt động là một trong những hiện tượng thường gặp.
Thông thường, nước tiểu sẽ được thận bài tiết và dự trữ ở cơ quan bàng quang, đến khi bàng quang đã chứa đầy nước tiểu sẽ bắt đầu có phản xạ qua dây thần kinh truyền đến não bộ, từ đó có một luồng thần kinh chỉ huy trở lại cơ quan bàng quang làm cho bàng quang co bóp mạnh để tống đẩy nước tiểu ra bên ngoài, tạo ra cảm giác muốn đi tiểu.
Tiểu tiện không tự chủ thường gặp ở người già
Với người cao tuổi, hoạt động của thận và bàng quang đều bắt đầu bị suy giảm. Lúc đi tiểu tiện, cơ quang bàng quang không thể tống đẩy hết toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài nên rất dễ gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Sự căng cứng ở bàng quang gây ra tình trạng tiểu són (tiểu không tự chủ) khi người cao tuổi thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó gây áp lực lên bàng quang, điển hình như: Khi vận động, đứng lên, ngồi xuống, thậm chí ngay cả khi hắt hơi, bị nhảy mũi, cười hay ho... Tình trạng này thường hay gặp ở người phụ nữ cao tuổi, có thân hình béo và đã từng sinh nở nhiều lần. Có không ít trường hợp không thể nhịn được tiểu, tiểu ra quần khi không thể tới kịp nhà vệ sinh, lượng nước tiểu bị són ra không nhiều nhưng thường bị són ra đột ngột và không hề có dấu hiệu báo trước.
Tiểu tiện rỉ ra nước tiểu do đường thoát tiểu bị tắc nghẽn, có thể do sa tử cung ở nữ giới hoặc căn bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới, bị táo bón, nhu động ruột kém…
Đối với những trường hợp người cao tuổi có đủ thời gian để đi ra nhà vệ sinh nhưng bởi vì bàng quang không thể đào thải hết được lượng nước tiểu đang bị ứ đọng nên nước tiểu thường bị rò rỉ ra giữa những lần đi tiểu. Việc tiểu tiện bị rỉ ra liên tục có thể do những dây thần kinh điều khiển bàng quang bị tổn thương, bệnh ở tủy sống hoặc do bị đột quỵ.
Một số nguyên nhân khác có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện ở người cao tuổi là: Đi lại khó khăn, đau khớp, đau chân, dùng các thuốc lợi tiểu, mắc bệnh đái tháo đường...
Nếu bạn đang gặp phải trường hợp này bạn có thể chia sẻ với chúng tôi qua đường link sau đây: https://goo.gl/RC6FeL
Người cao tuổi thường có hoạt động tiểu tiện không tự chủ khá phổ biến, vì vậy cần phải biết chính xác nguyên nhân, biểu hiện, cách xử trí cũng như các hình thức luyện tập, đồng thời thực hiện những phương pháp chăm sóc sức khỏe mới có thể mang đến kết quả điều trị có hiệu quả cao.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Những biện pháp đơn giản có thể kể đến là: Đặt bô chứa nước tiểu ở cạnh giường, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và dễ cởi như quần thun... Đồng thời nên ngừng lại hoặc hạn chế sử dụng thuốc an thần, thuốc lợi tiểu, nếu đang bị nhiễm khuẩn tiết niệu thì nên dùng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn người cao tuổi luyện tập một số động tác cơ thành bụng – là những cơ có tham gia vào việc tiểu tiện, tạo phản xạ và thói quen trong việc đi tiểu.
Cách điều trị và chăm sóc khi bị tiểu không tự chủ
Những bài luyện tập dưới đây chỉ được áp dụng cho những trường hợp tiểu tiện không tự chủ do sự căng ở bàng quang. Trên thực tế, những cơ có tham gia vào việc bài tiết, tống đẩy nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài yếu nên cần phải cố gắng luyện tập trong thời gian dài, khoảng từ 4 - 6 tuần mới đạt được kết quả tốt.
Đầu tiên, người bệnh bị tiểu hiện không tự chủ nên ngồi trên ghế cứng, nghiêng người về phía trước, dùng hai khuỷu tay để chống lên đầu gối hoặc nằm ngửa, đầu gối gấp lại, hai bàn chân để thẳng lên trên mặt ghế. Tiếp theo, người bệnh nên tập co lại những cơ tiểu tiện bằng động tác giống như khi nhịn tiểu tiện. Cố giữ nguyên tư thế như vậy và đếm 1, 2, 3 sau đó thả lỏng cơ thể, thực hiện động tác này trên 10 lần. Mỗi ngày nên luyện tập khoảng 3 lần hoặc có thể hơn. Khi đã quen, người bệnh có thể tập bất cứ lúc nào kể cả ở tư thế đứng hoặc tư thế ngồi.
Xem thêm:
Đồng thời, người cao tuổi có thể luyện tập việc giữ nước tiểu bằng cách dừng tiểu lại khi mới đi tiểu được một nửa, đếm từ 1 đến 3 rồi lại bắt đầu tiểu tiếp, cần phải tập động tác này nhiều lần, như vậy sẽ giúp các cơ thắt được khỏe hơn, khi đã quen người bệnh có thể nhịn tiểu được lâu hơn. Động tác này phải luyện tập thường xuyên mỗi khi đi tiểu, nếu bỏ quá lâu không luyện tập có thể khiến các cơ bị yếu đi.
Trong trường hợp phát hiện có u xơ tuyến tiền liệt, sa tử cung... Thì người bệnh phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Lời khuyên: Khi người cao tuổi bị tiểu tiện không tự chủ hoặc bị tiểu dầm không thể tự thay quần áo được, thì người nhà nên chủ động hơn trong việc giúp đỡ đi vệ sinh, thay quần áo sạch sẽ, tránh khiến cho cho họ cảm thấy mặc cảm hay xấu hổ... Không nên để tình trạng nước tiểu thấm ướt lâu mà phải lau và rửa sạch vùng bẹn, mông... Bởi vì đó là nơi niêm mạc da dễ bị lở loét. Bên cạnh đó, mặc dù người cao tuổi có bị tiểu tiện không tự chủ hay thường bị tiểu dầm ra quần áo, nhưng không nên vì thế mà hạn chế việc uống nước, bắt buộc phải cho uống đầy đủ lượng nước trong mỗi ngày (từ 1,5 - 2 lít) để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.
Trên đây là những cách xử lý tiểu tiện không tự chủ hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu các bạn còn thắc mắc điều gì, xin vui lòng liên hệ qua số hotline 0908 522 700 hoặc click vào Khung Chat bên dưới để nhận được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia.
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.