Bệnh lậu do vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrheae) gây ra, một bệnh xã hội lây truyền chủ yếu quan đường tình dục không an toàn. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng dù là lứa tuổi nào nhưng chiếm tỷ lệ cao vẫn là ở những người đang có hoạt động tình dục.
Vì các triệu chứng lậu ở nữ giới tập trung ở âm đạo, cổ tử cung nên thường diễn ra rất kín đáo. Ở giai đoạn cấp tính bệnh nhân thường chủ quan bỏ quan các triệu chứng gợi ý như tiểu buốt, tiểu đau… hoặc có sự nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiết niệu.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng tùy thuộc vào sự tổn thương của vi khuẩn lên cơ quan và mức độ bệnh. Nhiều triệu chứng như tiểu gắt, tiểu buốt, nước tiểu đục, có thể kèm theo mủ vàng hoặc xanh, cổ tử cung tạo ra nhiều huyết trắng, có mùi khó chịu kèm theo sốt và đau trằn trọc vùng bụng dưới.
Nếu bạn nghi ngờ cơ thể mình có các triệu chứng của bệnh lậu hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Việc xác định bệnh phải dựa trên chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm cụ thể để có thể đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Sản phụ mang thai mắc bệnh lậu theo các bác sĩ rất nguy hiểm khi đó lậu cầu khuẩn xuất hiện nhiều và phát triển mạnh mẽ ở âm đạo. Nếu như chị em không tiến hành điều trị kịp thời đồng nghĩa với sức khỏe của thai phụ sẽ xấu đi, điều này gián tiếp ảnh hưởng tới thai nhi.
Đối với thai nhi
Nguy cơ thai nhi bị sảy rất cao, dễ bị nhiễm trùng ối và chuyển dạ sớm.
Thai nhi bị lậu thường sinh non, suy dinh dưỡng hoặc bị dị tật bào thai bẩm sinh.
Trẻ có khả năng bị lây bệnh từ mẹ sang và biến chứng thường gặp là bị mù mắt, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu, viêm màng não và viêm khớp.
Sản phụ mắc bệnh lậu cần sớm được theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời
Đối với sản phụ
Khi bị bệnh lậu vi khuẩn di chuyển đến niệu đạo gây viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng.
Nếu quan hệ đường miệng có thể gây ra đau họng, viêm amidan, dính vào mắt gây sưng đỏ, mù mắt.
Gây ra các bệnh về khung xương chậu và xuất hiện các biểu hiện đau lưng, đau bụng, nôn và sốt.
Vi khuẩn lậu xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn toàn thân, ảnh hưởng các cơ quan trong hệ thống tuần hoàn và thần kinh như tim, màng não…
Nó còn làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, cơ hội cho các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, đặc biệt là HIV.
Lời khuyên dành cho thai phụ
Chúng tôi khuyên bạn nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị, vì nó nguy hiểm cho bất cứ ai trong đó có phụ nữ mang thai. Tránh tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.
Tin tức tham khảo
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.