Theo các bác sĩ chuyên khoa thì thời gian chuyển giao giữa mùa đông và mùa xuân là lúc quai bị ở trẻ em xuất hiện nhiều. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, ở người trưởng thành vẫn mắc bệnh nhưng tỉ lệ ít hơn.
Quai bị có thể lây thông qua 2 con đường là hô hấp và nước tiểu, virus Paramyxo có thể sống trong phân và nước tiểu đến 2 tuần. Tuy vậy, con đường lây nhiễm này hiếm gặp hơn so với đường hô hấp và ăn uống, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể nếu tiếp xúc với bệnh nhân khi nói, ăn, hắt hơi.
Quai bị ủ bệnh bao lâu không phải ai cũng biết để từ đó hạn chế lây lan
Đối với thắc mắc bệnh quai bị kiêng bao lâu thì bệnh kéo dài từ 10 – 21 ngày, trong đó thời gian ủ bệnh là 14 - 25 ngày. Trong suốt thời gian này, bệnh nhân nên ở trong nhà, tránh tiếp xúc với mọi người, vệ sinh thân thể sạch sẽ cũng như kiêng cử hợp lý.
Bạn đã biết được quai bị ủ bệnh trong bao lâu, vì thế mà cần cách lý với mọi người cho đến khi nào thấy hết sưng, tránh lây nhiễm cho người khác. Nếu tiếp xúc với người bệnh thì phải mang khẩu trang và không được dùng chung vật dụng cá nhân.
Hiện tại trong Y học vẫn chưa có bất kỳ một loại thuốc nào để loại bỏ virus quai bị. Các bác sĩ chỉ có thể tập trung vào điều trị chỉ là giúp giảm bớt các triệu chứng, tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe và ngăn chặn sự lây nhiễm.
Không tắm nước lạnh:
Người bệnh cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân và tắm rửa sạch sẽ, tuy nhiên không được tắm bằng nước lạnh, nên tắm bằng nước ấm vừa đủ và phải tắm nhanh. Lúc này do sức đề kháng giảm nếu tắm nước lạnh sẽ dễ bị cảm cúm và sức khỏe yếu hơn nữa.
Bệnh nhân mắc quai bị nên có ăn uống kiêng cử tránh các thức ăn chua
Hạn chế các thực phẩm cay nóng:
Người mắc bệnh quai bị không nên ăn cay, vì những thực phẩm có tính nóng như ớt, tiêu, tỏi…sẽ khiến vùng hàm ngày càng sưng đau, nó còn phá hỏng dạ dày của người bệnh.
Nói không với nếp và đồ chua:
Tránh ăn nếp hoặc những món có chứa nếp và cả những thực phẩm có vị chua như cóc, xoài, dưa muối… vì chúng sẽ khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn, gây ra những đau đớn.
Chế độ ăn của bệnh nhân mắc quai bị chỉ xoay quanh những món lỏng, mềm và có tính mát như: súp, canh, cháo,… Nếu tình trạng đau trở nên nghiêm trọng thì có thể dùng các thuốc giảm đau như paracetamol hay các loại thuốc khác tuy nhiên phải được sự cho phép của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn.
Như vậy, bệnh quai bị kiêng trong bao lâu nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau: sức khỏe của bệnh nhân, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi, nếp sinh hoạt,… Vì thế bệnh nhân quai bị nên thực hiện nghiêm ngặt để bệnh nhanh lành, chóng khỏi.
Tin tức y tế
Xem thêm về các bệnh liên quan:
Những thông tin trên đều mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn điều trị tốt và mau chóng hết bệnh bạn cần nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.