Những nguyên nhân rõ ràng và cụ thể dẫn đến bệnh lý này vẫn đang là chủ đề được thảo luận và nghiên cứu giữa các bác sĩ. Nhưng đa số trường hợp đến khám khi gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh là do gặp một trong số những nguyên nhân sau:
Bạn có biết:
Sự trào ngược các chất chuyển hóa từ thận đến tĩnh mạch tinh gây ứ đọng máu tại đây, tăng hàm lượng prostaglandin hoặc catecholamin trong tĩnh mạch thừng tinh.
Có dấu hiệu tăng nhiệt độ bất thường ở vùng bìu do bị viêm hoặc tinh hoàn bị tổn thương dễ đến hiện tượng này gây ra các mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh khác nhau.
Cấu trúc bẩm sinh của tĩnh mạch có những bất thường nhất định và phổ biến là tĩnh mạch tinh không có van hoặc gặp trục trặc ở hệ thống van chống trào ngược, khiến tĩnh mạch tinh ngày càng giãn rộng và tích tụ máu quanh tinh hoàn ngày một nhiều hơn.
Các mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh có rất nhiều cấp độ khác nhau
Mức độ 0: Đây là giai đoạn khi tĩnh mạch thừng tinh chưa có biểu hiện nhận biết cụ thể, khi đó chỉ phát hiện được khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàn như siêu âm.
Mức độ 1: Khi đó sẽ xuất hiện đám rối tĩnh mạch hình dây leo cần thực hiện liệu pháp Valsava mới có thể sờ thấy được, biểu hiện khá kín đáo.
Mức độ 2: Tĩnh mạch nổi khá to và rõ có thể chạm tay vào và sờ thấy ngay cả lúc bình thường không thực hiện nghiệm pháp tăng áp lực Valsava.
Mức độ 3: Giãn tĩnh mạch quan sát được ngay trên phần da bìu trong khi người bệnh trong tư thế đứng thẳng bình thường.
Tương ứng với các mức độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh, các bác sĩ sẽ có can thiệp bằng cách điều trị tương ứng. Việc điều trị có thể tiến hành 2 cách điều trị bằng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi dùng thuốc.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh cần sớm được điều trị để tránh gây biến chứng
Dùng thuốc: Thuốc là lựa chọn đầu tiên đối với điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, có tác dụng giúp khắc phục và kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra, tầm soát, ngăn ngừa nguy cơ phát triển của tình trạng xoắn giãn.
Can thiệp phẫu thuật: Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng biện pháp này khi điều trị giãn tĩnh mạch tinh khi tình trạng xoắn giãn tiến triển xấu và thuốc không còn tác dụng nữa.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2 và giãn mạch thừng tính độ 3 thường được tiến hành làm phẫu thuật cấp cứu, để khắc phục hậu quả và giảm khó chịu, đau tức, nóng rát kéo dài, teo tinh hoàn, chảy xệ. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh chính là giải pháp mang lại hiệu quả cao và ngăn chặn các tác hại khôn lường do bệnh gây ra.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu thêm về các mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh. Từ đó ngay khi có những dấu hiệu liên quan đến bệnh có thể kịp thời thăm khám và điều trị.
Tin tức y tế
Những thông tin trên đều mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn điều trị tốt và mau chóng hết bệnh bạn cần nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.