Xét nghiệm TPHA được dùng để giúp phát hiện ra kháng thể kháng lại xoắn khuẩn giang mai tồn tại trong huyết thanh của người mắc bệnh giang mai. Đây là loại xét nghiệm dựa trên nguyên lý của sự phản ứng ngưng kết. Khi tế bào (hồng cầu) được “gắn” kháng nguyên xoắn khuẩn giang mai vào, và cho tiếp xúc với huyết thanh của người bị bệnh thì sẽ bị ngưng kết lại.
Ảnh minh họa
Để có thể lấy được mẫu để có thể tiến hành thực hiện các xét nghiệm, người tiến hành thực hiện cần nên được đào tạo và phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận về ngành vi sinh học; để nhận định và phê duyệt kết quả được chính xác phải là những người cán bộ xét nghiệm có trình độ đại học hoặc sau đại học về ngành vi sinh học. Để có thể tiến hành thực hiện xét nghiệm được tốt thì ngoài việc người làm xét nghiệm phải có trình độ chuyên môn cao ra thì các trang thiết bị hóa chất cũng cần phải đảm bảo tốt về chất lượng, thao tác thực hiện phải đúng theo quy trình xét nghiệm.
Về quy trình xét nghiệm TPHA bao gồm các bước như sau: Đầu tiên sẽ lấy bệnh phẩm với mẫu theo đúng quy định của chuyên ngành vi sinh học, các cán bộ có thể từ chối những bệnh phẩm khi không đạt yêu cầu; kỹ thuật này sẽ được tiến hành với phản ứng THPA định tính và TPHA định lượng.
Xem thêm về các bệnh xã hội khác:
Đây là một trong những bước của xét nghiệm TPHA trong việc giúp tìm ra được kết quả với bệnh giang mai, TPHA định tính là một phản ứng trong quy trình xét nghiệm bệnh giang mai. Tất cả những cán bộ thực hiện làm xét nghiệm sẽ sử dụng chất dẫn TPHA theo 1 phương thức định tính để có thể cho ra kết quả âm tính hoặc dương tính với giang mai.
Phản ứng TPHA định tính được thực hiện như sau: Sinh phẩm được để ở nhiệt độ phòng, sau đó tiến hành pha loãng huyết thanh với tỷ lệ 1/20 ở giếng thứ 1, rồi nhỏ vào giếng thứ 2 và thứ 3. Sau đó, các cán bộ xét nghiệm sẽ nhỏ dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên (control cell) vào giếng thứ 2 (với độ loãng của huyết thanh lúc này là 1/80) theo đúng như hướng dẫn.
Tiếp đến, cán bộ xét nghiệm sẽ nhỏ dung dịch tế bào kháng nguyên (test cell) vào giếng thứ 3 (huyết thanh có độ loãng 1/80) theo hướng dẫn. Sau khi nhỏ vào các giếng, các cán bộ xét nghiệm sẽ tiến hành lắc nhẹ phiến nhựa hoặc để vào máy rung khoảng 5 phút. Khay nhựa sẽ được đậy lại, để ở nhiệt độ phòng trong khoảng từ 45 đến 60 phút, các cán bộ xét nghiệm sẽ tiến hành đựa ra nhận định kết quả xét nghiệm sao khoảng thời gian này.
Ảnh minh họa - Bác sĩ đang tiến hành làm xét nghiệm
Việc nhận định kết quả của phản ứng TPHA định tính sẽ cần dựa trên điều kiện của phản ứng: Giếng có chứa mẫu bệnh phẩm cùng với dung dịch tế bào không có gắn kháng nguyên phải là âm tính, tức là tế bào xét nghiệm phải lắng xuống đáy giếng thành một nút đỏ (với nồng độ pha loãng huyết thanh là 1/80). Kết quả mẫu xét nghiệm chứng dương phải dương tính và mẫu xét nghiệm chứng âm cũng phải là âm tính.
Để có thể đọc được kết quả này, cán bộ làm xét nghiệm sẽ cần phải đặt nhẹ nhàng phiến nhựa lên mặt phẳng, sau đó đọc nó dưới nguồn ánh sáng trực tiếp, so sánh hình thái ngưng kết của mẫu thử với mẫu chứng âm hoặc dương tính.
Nếu một mẫu xét nghiệm mà có xảy ra sự ngưng kết với cả giếng có tế bào không gắn kháng nguyên lẫn giếng có tế bào gắn kháng nguyên thì cần phải thực hiện lại với thao tác hấp phụ như sau:
Nhỏ 100 microlit (μl) mẫu bệnh phẩm vào trong ống nghiệm.
Nhỏ tiếp 400 microlit (μl) tế bào không có gắn kháng nguyên.
Để cho phản ứng được đồng nhất thì nên trộn đều và ủ phản ứng ở nhiệt độ phòng trong vòng khoảng 1 giờ.
Tiến hành đặt ly tâm 1000 vòng x 15 phút.
Sử dụng pipet để hút lấy nước nổi trên bề mặt (với độ pha loãng mẫu là 1/5) để có thể tạo phản ứng. Người thực hiện kiểm chứng cũng cần phải tính toán lại khi thực hiện pha loãng mẫu.
Tin tức y tế
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.