Theo nghiên cứu chuyên môn, thông thường nước tiểu có màu vàng rơm hoặc trong suốt khi cơ thể đã nạp đầy đủ lượng nước. Tuy nhiên, nếu nước tiểu của bạn chuyển sang màu sắc khác thường như màu hồng, màu đỏ hoặc màu gỉ sắt, thì có nguy cơ bạn đã tiểu ra máu.
Xem thêm:
Tiểu ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Tiểu máu là hiện tượng trong nước tiểu có chứa hồng cầu. Ở cơ thể người khỏe mạnh, màng lọc sẽ cẩn thận giữ không cho hồng cầu lọt ra khỏi và đi theo nước tiểu. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó chúng sẽ theo nước tiểu ra ngoài, dựa theo tình trạng và lượng máu biểu hiện có thể chia làm 2 loại:
Tiểu ra máu đại thể: Lượng hồng cầu có trong nước tiểu nhiều nên nhìn nhận thấy bằng mắt thường sự thay đổi màu sắc của nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí là cục máu đông, dây máu ra khi tiểu tiện.
Tiểu ra máu vi thể: Trái lại, khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không có khả năng biến đổi màu của nước tiểu, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Nếu lượng hồng cầu quá thấp, phương pháp làm cặn Addis sẽ làm “cô đặc" lượng hồng cầu để biết kết quả chính xác là bạn có bị tiểu ra máu hay không.
Theo các chuyên gia, đi tiểu ra máu có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Đường tiểu bị nhiễm trùng: Nếu vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo đi vào bàng quang, sinh sôi phát triển tại đó gây viêm nhiễm. Sở dĩ, đường tiểu bị nhiễm trùng có cơ hội "hoành hành" là do vệ sinh không sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, sau khi có quan hệ tình dục… Ngoài hiện tượng tiểu ra máu, nước tiểu có màu đỏ, thêm đó còn xuất hiện các triệu chứng bí tiểu, tiểu buốt, tiểu đau, nước tiểu có mùi khai nồng.
Do bị chấn thương: Các va chạm mạnh, tai nạn hoặc vận động quá mức, tập luyện quá sức… khiến các cơ quan sinh dục đặc biệt là các cơ quan của đường tiểu bị tác động dẫn đến tổn thương, đặc biệt là bàng quang khiến các tế bào máu bị vỡ chính là nguyên nhân gây tiểu ra máu.
Nguyên nhân gây bệnh phải qua chuẩn đoán lâm sàng mới biết được
Do mắc một số bệnh lý: Bệnh lý liên quan đến cơ quan bài tiết nước tiểu như viêm thận, sỏi thận, ung thư thận, viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang; viem nieu dao, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt…
Do dùng thuốc: Nam giới mắc các bệnh lý nam khoa mà được chỉ định dùng một số loại thuốc aspirin, penicillin, heparin và các thuốc chống ung thư cyclophosphamide khi đó người bệnh có thể thấy nước tiểu có lẫn máu kèm theo.
Ngoài ra, ra máu khi đi tiểu còn có thể xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học như uống ít nước khiến nước tiểu đặc có màu vàng đậm, hoặc do ăn uống một số chất có phẩm màu cũng có thể dẫn đến nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng nên dễ gây nhầm lẫn.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám bệnh nam khoa Bình Dương về một số nguyên nhân đi tiểu ra máu. Nếu cần tư vấn và muốn thăm khám để đảm bảo an toàn, bạn hãy gọi điện đến đường dây nóng 0274 368 9588 hoặc chat thông qua [Khung tư vấn Miễn Phí] hiển thị ở website.
Tin tức y tế
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.