Nổi mề đay khi ra gió là tình trạng gì, thường có biểu hiện như thế nào? Nổi mề đay là hiện tượng trên làn da của bạn bị nổi những đám mụn sần sùi, nốt mụn màu đỏ, có kích thước to nhỏ không đều và thường gây ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra như thời tiết, thức ăn, môi trường sống, côn trùng cắn, di truyền… Để hiểu hơn về tình trạng nổi mề đay khi ra gió, cũng như biết rõ cách phòng tránh và hỗ trợ chữa trị bệnh, các bạn hãy theo dõi ngay bài viết ngay dưới đây.
Xem thêm:
Nổi mề đay khi ra gió tình trạng gì?
Nổi mề đay khi ra gió là gì? Khi thời tiết đột ngột thay đổi, cơ thể chúng ta sẽ không kịp thích ứng với nhiệt độ bên ngoài của môi trường. Lúc này khi tiếp xúc với gió, gió sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều histamin cùng các chất của hệ thống miễn dịch, gây nổi mề đay mẩn ngứa khắp cơ thể. Bệnh có thể xảy ra ở mọi giới tính, lứa tuổi, ngay cả trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải.
Nổi mề đay khi ra gió có nguyên nhân chủ yếu là do dị ứng thời tiết
Bệnh được xác định nguyên nhân chủ yếu là do dị ứng thời tiết. Các chuyên gia y tế cho rằng, đây không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bệnh xuất hiện kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh. Đặc biệt, nếu không tìm cách phòng tránh và điều trị sớm, bệnh sẽ có thể làm tổn thương đến da, gây viêm và nhiễm trùng da.
Sau đây là một số cách phòng tránh tình trạng nổi mề đay khi ra gió các bạn có thể lưu ý:
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, nếu bắt buộc phải đi ra ngoài thì nên mặc áo ấm và mang bao tay, tất, khăn choàng cổ, khẩu trang… giúp giữ ấm cơ thể và tránh gặp các tác nhân gây bệnh.
- Vệ sinh da hằng ngày, điều này sẽ giúp da thông thoáng, sạch sẽ tránh vi khuẩn virus thâm nhập và gây viêm, nhiễm trùng trên da. Với người đang mắc bệnh thì chỉ nên tắm nước ấm.
- Nổi mề đay thường mẫn cảm với các loại mỹ phẩm chứa chất tẩy gây kích ứng, vì thế người bệnh không nên dùng một số loại mỹ phẩm như sữa tắm, dầu gội, nước tẩy trang, kem dưỡng da…
- Thiết lập chế độ ăn uống có khoa học để tránh tình trạng ngứa ngáy và nổi mụn nước gia tăng. Người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lí và kiêng cử một số món như: hải sản từ tôm, cua, ốc,đồ muối chua, thức ăn nhanh, thịt bò, gà… Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều hơn các loại rau củ quả có chứa thành phần vitamin A, C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt cho làn da.
Người bị bệnh cần phải có 1 chế độ ăn uống hợp lý
- Giữ gìn vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ và ấm áp khi trời chuyển sang lạnh.
- Hạn chế gãi để tránh gây xây xát, chảy máu dẫn đến bội nhiễm da, tựu mủ gây biến chứng nặng hơn.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh, đặc biệt là gió.
- Không mặc những loại trang phục quá chật chội, bó sát người hoặc những loại vải có chất liệu len, da, nilông… gây ngứa ngáy khi đang mắc bệnh.
Cách điều trị bệnh nổi mề đay khi ra gió
Có nhiều cách điều trị nổi mề đay khi ra gió hiệu quả, nhưng để an toàn hơn cho sức khỏe và tránh cho bệnh phát triển nghiêm trọng hơn, thì người bệnh nên tìm đến những phòng khám chuyên khoa da liễu đề được thăm khám, cũng như hỗ trợ điều trị kịp thời, hiệu quả.
Sau khi thăm khám bệnh, dựa trên tình trạng cụ thể cũng như nguyên nhân gây ra bệnh chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh áp dụng một số phương pháp phù hợp và hiệu quả tối đa.
Dưới đây là một số cách điều trị bệnh nổi mề đay khi ra gió thường được áp dụng:
1. Điều trị bằng Tây y:
- Thuốc kháng histamin tổng hợp như: Chlopheniramin thế hệ 1) hoặc Claritine. Hay 1 số loại không gây buồn ngủ như Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine, Cyproheptadine…các dạng thuốc này cần phải bán theo toa, khi sử dụng đòi hỏi phải có toa chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc Doxepin: Chuyên dùng để điều trị lo âu và trầm cảm, nhưng cũng hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng nổi mề đay do gặp gió.
- Thuốc bôi ngoài da: Dành cho những trường hợp bị ngứa nhiều, có thể dùng Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm, hoặc dùng corticoid dạng bôi.
⇒ Những loại thuốc được liệt kê trên đây có chứa các hoạt chất gây ra tác dụng phụ cho gan, thận, đường hô hấp và ảnh hưởng đến làn da của bạn, vì thế nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.
Điều trị nổi mề đay khi ra gió bằng các bài thuốc Đông y
2. Điều trị bằng Đông y:
- Bài thuốc 1:
- Thành phần: Kim ngân, liên kiều, bạc hà, ngưu hoàng, kinh giới mỗi vị 10g; sinh địa, phù bình, trúc diệp, lô căn, ké đầu ngựa mỗi vị 15g.
- Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Thành phần: Hoài sơn, thục địa, đan bì mỗi thứ 16g; sơn thù, phòng phong mỗi thứ 8g; bạch linh, kinh giới mỗi thứ 12g; trạch tả 10g.
- Cách dùng: Tương tự như trên, người bệnh nên sắc thuốc uống mỗi ngày.
Bài thuốc 3:
- Thành phần: Sinh khương, Bạch chỉ, Đơn đỏ, Tế tân, Quế chi, Thương nhĩ tử, Phòng phong, Đan sâm, Kinh giới, ý dĩ và Tô tử.
- Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
⇒ Mỗi bài thuốc đều phải được thầy thuốc đông y bắt mạch, sau đó mới bốc thuốc. Các vị thuốc này đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn hiệu quả và không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
3. Điều trị bằng các bài thuốc dân gian:
- Dùng lá khế: Dùng một nắm lá khế đem rửa sạch, để ráo nước trong khoảng 15-20 phút. Sau đó bắt lên chảo sao nóng (đảo đều tay cho tới khi tất cả lá khế teo nhỏ lại). Đổ lá ra ngoài cho bớt nóng, rồi dùng lá khế chà lên vùng da bị nổi mề đay sẽ giúp xoa dịu những cơn ngứa, các vết mề đay cũng nhanh biến mất.
- Dùng đu đủ xanh: Dùng giấm 100ml, gừng tươi 6g và đu đủ xanh 150g.
Gọt bỏ vỏ và ruột đu đủ, sau đó rửa sạch rồi thái thành miếng vừa ăn. Cho đu đủ xanh, gừng và giấm vào nồi, bắt lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi giấm cạn, lấy đu đủ ra ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần vào sáng và tối. Cứ thực hiện liên tiếp như thế trong 1 – 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
⇒ Cách làm này khá an toàn và hiệu quả, có thể khắc phục các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Nhưng tác dụng của thuốc rất chậm và kết quả điều trị còn phải phụ thuộc vào cơ địa hấp thu thuốc của mỗi người.
Mong rằng những thông tin trong bài viết “Cách điều trị và phòng tránh tình trạng nổi mề đay khi ra gió” đã giúp các bạn có được những thông tin cần thiết. Muốn được tư vấn thêm, vui lòng gọi đến hotline 0908 522 700 (zalo) hoặc chọn **TƯ VẤN TRỰC TUYẾN**