Chân bị ngứa và nổi mụn nước được xem là một trong những chứng bệnh thường gặp hiện nay, đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm. Tình trạng này khiến cho người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn ngứa ở da dai dẳng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm về các phương pháp điều trị mề đay:
Dùng thuốc mỡ
Một số loại thuốc mỡ được dùng để điều trị chứng ngứa chân do nổi mụn nước như: Eumovate, Flucinar, Dermovate, Lorinden… Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp thêm với một số loại thuốc giúp làm ẩm da như Physiogel Cleanser, Cetaphyl…
Ảnh minh họa
Dùng thuốc uống
Ngoài việc sử dụng thuốc bôi thì phần lớn người bệnh vẫn sử dụng những loại thuốc kháng sinh dạng uống để hỗ trợ chữa bệnh, điển hình như: Loratadin, Citirizin, Telfast…
Dùng muối trị mụn nước
Trước khi sử dụng muối để trị mụn nước bạn nên dùng tay nặn hết tất cả những mụn nước cho chúng bị vỡ ra, sau đó lấy muối chà xát lên các vùng bị mụn nước. Lúc đầu, bạn sẽ cảm thấy xót nhưng sau khi thực hiện từ 2 – 3 lần thì cảm giác xót này sẽ giảm hẳn.
Dùng lô hội
Khi bị ngứa chân và nổi mụn nước li ti, bạn có thể dùng gel lô hội để thoa trực tiếp lên vùng nổi mụn nước. Lô hội sẽ giúp làm se lại da và làm sạch mụn nước, giúp ngăn chặn nhiễm trùng.
Dầu lá trà
Dầu lá trà với đặc tính giúp kháng khuẩn và kháng virus hiệu quả nên thường được dùng để điều trị mụn nước. Bạn chỉ cần lấy một ít dầu lá trà kết hợp với nước, sau đó sử dụng bông gòn thấm dầu và bôi lên vùng da chân bị nổi mụn nước gây ngứa.
Chườm đá lạnh
Việc chườm đá lạnh sẽ có công dụng giúp làm giảm cơn đau và ngứa do mụn nước gây ra. Bạn hãy bọc một vài viên đá vào chiếc khăn sạch và mỏng, đem thoa đều lên vùng bị nổi mụn nước khoảng 15 phút, thực hiện như thế vài lần cho đến khi mụn nước bị xẹp.
Chườm đá có thể giúp bạn giảm đau ngứa
Sử dụng giấm
Trong giấm có chứa rất nhiều chất Axit Axetic với tác dụng giúp làm giảm cơn đau do cháy nắng, viêm nhiễm, nổi mụn nước gây ngứa chân... Bạn có thể sử dụng giấm để trị tình trạng chân bị ngứa và nổi mụn nước bằng cách ngâm một tờ khăn giấy mỏng vào giấm rồi đặt chúng lên vùng nổi mụn nước một vài phút cho đến khi tờ giấy khô.
Dầu hoa oải hương
Tinh chất hoa oải hương thường giúp trị phồng rộp và ngứa chân do nổi mụn nước rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tinh chất để thoa trực tiếp lên vùng bị nổi mụn nước gây ngứa. Thực hiện kiên trì thì những nốt mụn nước sẽ thuyên giảm và đỡ gây ngứa rát.
Lời khuyên:
Việc dùng thuốc Tây để điều trị tình trạng chân bị ngứa và nổi mụn nước tuy mang đến tác dụng nhanh chóng và đạt hiệu quả, nhưng thuốc cũng có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm nếu được sử dụng không đúng cách. Do đó, khi sử dụng những loại thuốc này, bạn nên có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trên thực tế, việc sử dụng những loại thảo dược thiên nhiên để điều trị tình trạng chân bị ngứa và nổi mụn nước chỉ mang đến tác dụng trong một thời gian ngắn và không có tác dụng giúp điều trị khỏi hẳn. Vì thế, khi bị ngứa chân do nổi mụn nước kéo dài, bạn nên nhanh chóng đi khám để kịp thời điều trị.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một về vấn đề cần làm gì khi chân bị ngứa và nổi mụn nước? Mong rằng sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này cũng như sớm ngày tìm ra cách điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn luôn vui khỏe
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.