Xem thêm:
Cây vòi voi còn có tên gọi trong dân gian là cẩu vĩ trùng hay đại vĩ đạo, tên khoa học là Heliotropium indicumL. Sở dĩ loại cây này được gọi là vòi voi bởi vì hoa của cây có hình dạng gần giống như chiếc vòi voi.
Cây vòi voi có tác dụng hỗ trợ điều trị mề đay
Trong đông y, Cây vòi voi được cho là có vị hơi the, đắng nhẹ, có mùi hăng, và tính mát. Có công dụng giúp tiêu viêm, giải độc, và thường được dùng để hỗ trợ trị các căn bệnh phong thấp, viêm gân… Do chấn thương.
Trong Tây y, cây vòi voi chứa rất nhiều thành phần có đặc tính giúp kháng viêm nhiễm, tiêu mủ, và hỗ trợ làm liền vết thương nhanh hơn. Vì thế, người ta thường dùng vòi voi để trị viêm da cơ địa, mẩn ngứa, mụn ngọt, viêm họng, viêm amidan hoặc những tổn thương trên niêm mạc da do côn trùng cắn.
Mặc dù mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong công tác trị bệnh, nhưng vào năm 1969 tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo người bệnh không nên dùng cây vòi voi để trị bệnh do độc tính của cây rất nguy hiểm. Đến năm 1985, cơ quan y tế Việt Nam cũng đưa ra chỉ thị rằng người dân phải hết sức thận trọng khi trị bệnh bằng cây vòi voi.
Dù trong y học cổ truyển, vòi voi được dùng chủ yếu để đắp ngoài da, trị tụ huyết bầm tím do chấn thương, giảm sưng phù, trị đinh nhọt trong giai đoạn chưa bưng mủ,… Nhưng lại không được dùng cho những người già yếu, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Ảnh minh họa
Một số loài cỏ vòi voi (như H.lariocarpum Fish et Mey) có chứa chất Ancaloid có nhân Pyrolizidim, đây là chất rất độc với gan và có thể phá hủy tổ chức gan, gây ra hiện tượng đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết… Và thậm chí có thể gây ra bệnh ung thư. Đã có nhiều trường hợp thai phụ sử dụng cỏ vòi voi dẫn đến sảy thai, do đó mọi người cần hết sức cẩn thận.
Tuy cây vòi voi ở Việt Nam vẫn chưa được sự ghi nhận có chứa các độc tính như loài Heliotropium Lasiocarpum, nhưng chúng vẫn chứa hai chất được xem như là chất độc là Tumorigenic và Pyrrolizidine Alcaloide.
Vì những lý do ở trên mà kể cả người bệnh lẫn bác sĩ khi muốn chỉ định trị mề đay bằng cây vòi voi, hay sử dụng loại cây này để trị bất kỳ một căn bệnh nào khác đều phải hết sức cẩn thận dù chỉ sử dụng để đắp ngoài da.
Bài thuốc đắp ngoài da: Lấy khoảng 50g lá cây vòi voi đem rửa sạch sau đó giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương trong khoảng thời gian từ 35 – 40 phút. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 lần trong vòng 1 tuần những vết viêm nhiễm, mưng mủ sẽ khô lại.
Bài thuốc uống: Khi thực hiện bài thuốc này người bệnh cần đặc biệt thận trọng, và bắt buộc phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ lấy khoảng 15g cây vòi voi tươi và sắc uống trong ngày là đủ.
Mong rằng những thông tin chia sẻ về việc cẩn thận khi trị mề đay bằng cây vòi voi đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc các bạn có thể điều trị bệnh hiệu quả và luôn khỏe mạnh
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.