Tưởng chừng là nói đùa, nhưng quả thật tình trạng dị ứng với nước mưa đã xảy ra ở rất nhiều người, đặc biệt là với những người đang sinh sống tại Việt Nam – Một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa xuất hiện nhiều quanh năm. Để tìm hiểu cụ thể hơn về tình trạng dị ứng nước mưa, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
Nước mưa được biết đến là do hơi nước từ ao, hồ, sông, biển… Bốc hơi lên và ngưng tụ ở trên tầng khí quyển, sau đó chúng sẽ bắt đầu rơi xuống mặt đất tạo thành mưa. Bên trong nước mưa thường chứa rất nhiều yếu tố vi sinh vật, chất hóa học đã được hấp thụ bên trong khí quyển.
Hiện nay, môi trường sống đang bị ô nhiễm trầm trọng do chất khí thải bốc hơi và tích tụ trong các đám mây khiến nước được tích tụ ở đó cũng bị ô nhiễm. Khi nước mưa rơi xuống sẽ hòa tan cùng với những tạp chất có bên trong không khí, do đó trong nước mưa chứa rất nhiều bụi bẩn, tạp chất vô cơ và hữu cơ, vi khuẩn…
Dị ứng với nước mưa là có thật??
Dựa trên xét nghiệm nhiều mẫu nước mưa cho thấy, ở một số vùng có nước mưa chứa lượng lớn vi khuẩn, điều này tương đương với nước giếng không sạch sẽ. Lý giải điều này là do nước mưa hấp thu nhiều tạp chất được thải ra từ những khu công nghiệp hoặc những mái nhà có nhiều bụi bẩn và rong rêu đóng lâu ngày.
Độ pH trong nước mưa dao động từ 6.2 – 6.4, cùng với các tia lửa điện từ sấm sét và nhiều loại axit khác ở trong quá trình lưu chuyển cho nên nước mưa rất dễ bị nhiễm độc chì. Thông thường, nước mưa không chứa muối khoáng Ca, Mg cho nên nhiều người thường dùng nước mưa để giặt quần áo và rửa tay, điều này sẽ khiến da bị nhờn trong thời gian dài, lại rất dễ bị những hoạt chất muối Natriclorua, Sulphat, muối sắt… Có bên trong nước mưa gây nên dị ứng.
Thông thường, da người sẽ được chia thành da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Đối với trường hợp da nhạy cảm thì khi tiếp xúc với nước mưa sẽ rất dễ gây ra tình trạng dị ứng, đặc biệt nếu nước mưa mang theo những tạp chất độc hại thì khi tiếp xúc với ra sẽ gây ra kích ứng, nổi mẩn đỏ và ngứa da.
Những nốt mẩn đỏ thường xuất hiện nhiều ở vùng tay chân và lan ra toàn thân, những chỗ có tiếp xúc nhiều với nước mưa sẽ gây ra dị ứng càng nặng và rất dễ bị lan rộng cũng như khó điều trị hơn. Những cơn ngứa ngáy có thể kéo dài từ 10 phút cho đến 2 ngày, kèm theo đó là những triệu chứng khó thở và đau đầu, thậm chí là bị sốc phản vệ gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tình trạng dị ứng với nước mưa đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn mà chỉ có thể giúp người bệnh dễ chịu hơn bằng việc ít tiếp xúc với nước mưa và luôn giữ cho cơ thể khô ráo.
Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước mưa có thể giúp loại bỏ gàu và làm giảm bớt hiện tượng khô da. Tuy nhiên, với tình trạng môi trường bị ô nhiễm đáng báo động như hiện nay thì nước mưa rất độc hại, đặc biệt là những trận mưa đầu mùa vì chất ô nhiễm vẫn chưa được rửa trôi.
Tại các vùng có nhiều khu xí nghiệp, nhà máy thì hàm lượng axit có trong nước mưa tương đối cao. Loại nước mưa này có tính hủy hoại làn da rất mạnh, khiến làn da mất nước, khô ráp và thiếu sức sống.
Hơn nữa, khi vào mùa mưa độ ẩm khá cao, làn da dễ bị nấm mốc và vi khuẩn tấn công gây nên viêm da.
Khi bị dị ứng với nước mưa, những người có cơ địa nhạy cảm sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự như bệnh mề đay, nếu tình trạng này không được điều trị sớm sẽ gây nên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vệ sinh cơ thể đúng cách
Vệ sinh cơ thể đúng cách sẽ giúp bạn điều trị được dị ứng nước mưa
Dùng thuốc
Nếu bệnh dị ứng với nước mưa ở mức độ nặng thì bạn thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa với một số loại thuốc sau:
=> Khuyến cáo: Việc sử dụng thuốc bắt buộc phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ đưa ra, không được tự ý thay đổi liều lượng hay tự ý mua thuốc về dùng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng gừng nấu trà ấm pha thêm một ít mật ong để uống sẽ giúp làm giảm những triệu chứng dị ứng với nước mưa một cách hiệu quả.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Tình trạng dị ứng với nước mưa có thể sẽ gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi. Vì thế, mọi người cần phải biết rõ về tình trạng này cũng như tìm hiểu kỹ phương pháp điều trị hiệu quả để bệnh không thể phát triển nghiêm trọng. Nếu bạn áp dụng những phương pháp trên mà bệnh vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tốt hơn thì bạn nên tìm tới gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm biện pháp điều trị hiệu quả hơn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.