Trước khi giải đáp thắc mắc mề đay bao lâu thì hết, người bệnh cần biết mề đay là bệnh lý xảy ra do phản ứng của cơ thể sau khi tiếp xúc với các nguyên nhân như thức ăn, thời tiết, côn trùng, hóa chất, lông động vật…
Xem thêm:
Ảnh minh họa bệnh mề đay
Mề đay xuất hiện trên cơ thể bằng các dấu hiệu như các nốt mẩn đỏ kích thước to nhỏ khác nhau và mọc dày đặc khắp nơi, có khi xuất hiện các mụn nước và xuất huyết dưới da gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Để biết mề đay bao lâu thì hết thì cần lưu ý các yếu: cơ địa, thể trạng của từng người, nguyên nhân gây bệnh,… để từ đó mới đưa ra đáp án cho thời gian bệnh tái phát và khả năng hồi phục sau khi mắc bệnh mề đay.
Nếu người bệnh phát hiện sớm và biết được nguyên nhân gây ra bệnh như thức ăn, tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa… qua đó, người bệnh chủ động tránh xa các tác nhân trên, đồng thời kết hợp hỗ trợ điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng mề đay theo chỉ định của bác sĩ hoặc cũng có thể dùng các mẹo dân gian hay các bài thuốc trị mề đay theo y học cổ truyền.
Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, uống nhiều nước, luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng thì bệnh sẽ thuyên giảm chỉ trong vài ngày đến một tuần lễ.
Người bị mề đay cần có chế độ dinh dưỡng họp lý
Cần lưu ý rằng những dấu hiệu của bệnh mề đay xuất hiện trên cơ thể khiến bạn rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da thông thường khác, dẫn đến sự chủ quan của người bệnh không truy tìm nguyên nhân và tìm cách hỗ trợ điều trị sớm.
Từ đó, tình trạng nổi mề đay không thuyên giảm mà còn diễn biến nặng nề hơn. Ở người tái phát mề đay cấp tính kèm sốt cao, khó thở, huyết áp hạ, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn… nếu không được kịp thời hỗ trợ điều trị không những đe dọa sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, thậm chí có thể gây tự vong nếu triệu chứng bùng phát đột ngột và dữ dội ở một số cơ địa nhạy cảm.
Đặc biệt, khi người bệnh không phát hiện được nguyên nhân và cứ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, khiến bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần và có thể chuyển thành mạn tính. Bệnh mề đay kéo dài trên 30 ngày sẽ chuyển thành giai đoạn mãn tính, thời gian hỗ trợ điều trị sẽ kéo dài hơn, cùng với đó khả năng phục hồi cũng lâu hơn so với các trường hợp phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tình trạng nổi mề đay xảy ra ở những người có cơ địa mẫn cảm, vì vậy việc bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách chu đáo là cách giúp cơ thể tránh được tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên chủ động khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện một số vấn đề rắt rối.
Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp chứa nhiều chất bảo quản hoặc các thực ăn dễ gây dị ứng như: tôm, cua, cá biển, … Tránh các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cafe, gia vị cay nóng…
Hãy luôn giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết chuyển mùa, tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng, lông chó (mèo)… để hạn chế gây nổi mề đay.
Cần lưu ý:
Việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh như: Thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc kháng sinh… cũng là một trong những yếu tố gây bệnh mề đay mẩn ngứa cho cơ thể. Sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.
Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường của bệnh mề đay, người bệnh nên kịp thời đến ngay trung tâm y tế uy tín để khám trị bệnh ngay, để được chẩn đoán và trị sớm, tránh tình trạng bệnh chuyển qua giai đoạn mạn tính dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã phần nào giải đáp cho bạn câu hỏi mắc phải bệnh mề đay bao lâu thì hết? một cách chính xác và thú vị.
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.