Một số trường hợp tiểu ra máu không hề nguy hiểm, nó có thể tự biến mất mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, đa số đều là biểu hiện tiềm ẩn của nhiều chứng bệnh nguy hiểm cần được nhanh chóng điều trị.
Các chuyên gia phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một cho biết màu bình thường của nước tiểu là vàng rơm hoặc trong suốt ( nếu uống nhiều nước). Trên thực tế, nếu bị tiểu ra máu bạn có thể thấy trong nước tiểu có máu đỏ tươi nhưng chúng cũng có thể pha lẫn thành màu hồng, màu gỉ sắt hoặc nâu.
Tiểu ra máu là khi đó nước tiểu có xuất hiện máu có thể đổi màu hoặc không
Tiểu ra máu đại thể: Tức là lượng hồng cầu có trong máu nhiều nên khi nước tiểu ra ngoài thường có màu đỏ hoặc vàng sậm, đặc biệt một vài trường hợp có thể thấy máu đông tụ, dây máu ra theo nước tiểu.
Xem thêm: bieu hien cua benh viem duong tiet nieu
Tiểu ra máu vi thể: Khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, nó không đủ để làm màu nước tiểu thay đổi, chỉ có thể phát hiện khi quan sát dưới kính hiển vi hoặc ứng dụng làm cặn Addis để "cô đặc" lượng hồng cầu để xác định xem có bị tiểu ra máu hay không.
Không phải tất cả các trường hợp đi tiểu ra máu đều nguy hiểm, nhưng để đảm bảo vể mặt sức khỏe bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa. Tiểu ra máu có thể liên quan mật thiết đến các bệnh nguy hiểm như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận...
Tiểu ra máu còn là một trong những triệu chứng của các bệnh lý có liên quan trực tiếp đến hệ tiết niệu hoặc các bệnh lý khác nữa. Khi thấy nước tiểu có màu bất thường, hoặc nghi ngờ có máu trong nước tiểu thì bạn nên thăm khám và chuẩn đoán xem mình có bị tiểu ra máu hay không.
Cần xác định rõ nguyên nhân tiểu ra máu để có hướng điều trị
Người bệnh cũng không nên để bệnh kéo dài hoặc tự ý điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc cầm máu, thuốc nam chưa rõ nguồn gốc hoặc chưa được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Thực tế cho thấy, không tìm ra căn nguyên của bệnh thì các phương pháp đều vô tác dụng và làm nặng thêm tình trạng tiểu ra máu.
Bệnh này không có phác đồ điều trị cụ thể, mà bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh từ đó có biện pháp điều trị và từ từ khắc phục các tổn thương do chúng gây ra.
Nhiễm trùng đường tiểu: Áp dụng liệu pháp kháng sinh nhưng có thể nó tái đi tái lại nhiều lần và cần có phương pháp điều trị lâu dài hơn nữa.
Sỏi thận: Mức độ nhẹ thì uống các loại thuốc làm tan sỏi hoặc nếu nặng thì tiến hành phẫu thuật loại bỏ sỏi thận.
Xem thêm: biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới
Mở rộng tuyến tiền liệt: Bạn sẽ phải can thiệp để tuyến tiền liệt được mở rộng và làm thuyên giảm các triệu chứng, phục hồi các chức năng đường tiết niệu.
bệnh về thận: Cần tìm nguyên nhân khiến thận bị tác động, mục đích là làm giảm viêm nhiễm và hạn chế thiệt hại đến thận.
Ung thư: Phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư là lựa chọn được hàng đầu của bác sĩ, đây là các biện pháp để điều trị ung thư thận và bàng quang.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các bác sỹ phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một về hiện tượng đi tiểu ra máu. Nếu còn thắc mắc bạn có thể gọi theo đường dây nóng 0274 368 9588 hoặc để được tư vấn chi tiết hãy chọn ** Tư Vấn Chuyên Nghiệp **.
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.