Bên dưới đây, bác sĩ phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một sẽ thông tin đến bạn chi tiết về căn bệnh mề đay này, mời các bạn cùng tham khảo.
Bệnh mề đay được hiểu như thế nào?
Nổi mề đay được biết là hiện tượng phản ứng cấp hay mãn tính của những mạch máu dưới da do bị dị ứng phù ở da hay là niêm mạc. Người bị nhiễm căn bệnh này thường có dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng như ngứa ngáy và sự xuất hiện của các nốt sần nhỏ có màu đỏ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Những nốt sần mọc thành từng đám và sẽ tự lặn sau một thời gian ngắn cùng có thể kéo dài đến vài tháng.
Xem thêm:
Ảnh nổi mề đay
Các chuyên gia phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay, bao gồm từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Cụ thể bệnh mề đay xuất hiện do:
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chứng bệnh nổi mề đay có tính chất di truyền. Nếu như gia đình có bố hoặc là mẹ bị mề đay thì khẳ năng sinh con ra cũng sẽ nhiễm bệnh này. Nguy hiểm hơn, thời điểm bị nổi mề đay người bệnh cũng có nguy cơ cao hơn mắc các chứng bệnh khác do đó việc điều trị hiệu quả trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Thói quen uống ít nước mỗi ngày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mề đay, bởi khi cơ thể được bổ sung quá ít nước sẽ không thể lọc sạch được các chất độc, điều này tạo điều kiện cho bệnh da liễu này xuất hiện.
Việc nhiễm virus viêm gan B, C cùng với sự tấn công của nấm Candida cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mề đay.Bên cạnh đó, người bị những chứng bệnh về gan, thận cũng có nguy cơ cao mắc chứng bệnh nổi mề đay. Bởi gan và thận nắm giữ vài trò thải độc, thanh lọc cơ thể, thời điểm mà những bộ phận này bị nhiễm độc sẽ khiến độc tố bị tích tụ trong cơ thể và hình thành bệnh.
Một tác nhân gây bệnh nổi mề đay đó chính là thời tiết. Khi thời tiết đột ngột thay đổi, độ ẩm không khí cao, thời tiết trở nên quá nóng hay quá lạnh cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.Vậy nên, tỉ lệ mắc bệnh vào những ngày hè nóng bức hoặc khi thời tiết bắt đầu giao mùa thường gia tăng nhanh chóng.
Mề đay có 2 giai đoạn phát triển bệnh như sau:
Bệnh mề đay cấp tính: Là biểu hiện đột ngột ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, với biểu hiện sẩn, phù nề và ngứa dữ dội. Bệnh xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi tự lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp tính có thể kèm theo sốt cao, đau quặn bụng, nôn mửa, khó thở…
Mề đay cấp tính sẽ làm người bệnh sốt cao, non mửa
Bệnh mề đay mãn tính: Là hiện tượng nổi mề đay mề đay kéo dài trên 8 tuần và không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quảng nhiều ngày và có thể gặp các dạng như sau:
- Mề đay sần ở trẻ nhỏ – Mề đay dạng mụn nước, phồng nước.
- Mề đay cấp tiết Cholin – Nổi khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm hay gặp ở người trẻ tuổi, xuất hiện đột ngột ở khắp cơ thể và gây ra cảm giác ngứa điên người.
- Mề đay xuất huyết – Nổi thành vệt dài, thành vòng.
- Mề đay khổng lồ – Đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, môi, mi mắt hoặc bộ phận sinh dục và sẽ lặn sau vài giờ, không ngứa chỉ có cảm giác căng tức và khó chịu. Độ nguy hiểm của dạng này là có thể làm phù đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng dẫn đến khó thở phải cấp cứu.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau người bệnh cần một liệu trình và cách điều trị bệnh nổi mề đay không giống nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ trị bệnh này theo 2 phương pháp Tây y và Đông y.
Đối với những người mắc bệnh mề đay nhẹ, bạn có thể áp dụng cách trị bằng đá lạnh, gừng tươi, cây nha đam, rau má,…
Đá lạnh có thể giúp trị mề đay nhẹ
Điều trị bằng tây y là sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc bôi hay là thuốc uống có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giảm ngứa từ những dấu hiệu của bệnh, có hiệu quả cao trong việc trị bệnh nổi mề đay.
Ngoài ra, việc vận dụng vật lý trị liệu là phương pháp điều trị tùy theo vùng bị nổi mề đay như áp dụng mặt nạ nước, phun sương đông y hoặc là ngâm thuốc thảo dược,…Cũng vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh việc điều trị, vận dụng những phương pháp phòng ngừa biểu hiện của bệnh mề đay tái phát trên da cũng rất là quan trọng, việc này giúp người bệnh tránh được những đợt bùng phát mề đay trở lại. Các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng một số cách sau:
- Cần giữ ấm cơ thể, mặc ấm khi trời lạnh để tránh gió lùa vào cơ thể, hạn chế tình trạng nổi mề đay do thời tiết.
- Không nên dùng và ăn các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: Thịt gà, hải sản, sữa,...Vì chúng có thể khiến tình trạng mề đay tái phát cũng như diễn biến phức tạp hơn.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động: Nếu thường xuyên làm việc bên trong môi trường độc hại, ô miễn, có nhiều hóa chất, khí độc người bệnh nên dùng các thiết bị bảo hộ lao động, khẩu trang,... để hạn chế tiếp xúc để không bị ảnh hưởng bởi hóa chất.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Giữ cơ thể luôn sạch sẽ để hạn chế sự tác động của nhiều loại vi khuẩn, kí sinh trung gây bệnh như bọ chét từ chó và mèo, chấy rận gây nổi mề đay và ngứa ngáy trên cơ thể.
Qua bài viết tìm hiểu về bệnh mề đay ở trên, hy vọng sẽ giúp người bệnh có thêm những kiến thức bổ ích để phát hiện bệnh kịp thời. Khi thấy có các biểu hiện của bệnh nổi mề đay như trên thì bạn nên đến các địa chỉ y tế uy tín để được khám và có phương pháp điều trị bệnh tích cực.
Nếu bệnh nhân còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ với phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một bằng cách gọi vào hotline: 0908 522 700 hoặc bạn có thể TRÒ CHUYỆN TRỰC TUYẾN với tư vấn của phòng khám, mọi thông tin trao đổi sẽ được giữ kín
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.