Xem thêm:
Tìm hiểu chi tiết về cách trị phong ngứa dân gian an toàn sẽ giúp người bệnh an tâm hơn về những phương pháp mà mình áp dụng, cũng như tin tưởng hơn về kết quả điều trị. Việc tự thực hiện tại nhà cũng giúp người bệnh tiết kiệm được phần lớn chi phí, hạn chế những lo lắng, xấu hổ khi phải đến phòng khám gặp bác sĩ điều trị.
Trị phong ngứa bằng lá tía tô
Theo các thầy thuốc Đông y, lá tía tô có vị cay có thể đi vào 3 kinh (tâm, phế, tỳ) và đặc biệt là không độc. Vì thế mà mọi bộ phận của cây từ thân lá, cành đến hạt đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh.
Cách trị phong ngứa dân gian an toàn bằng lá tía tô
Y học hiện đại cũng tìm thấy lá tía tô có chứa các loại vitamin C, A, cũng như hàm lượng cao các khoáng chất canxi, sắt, photpho,…. Nên có thể được xem là bài thuốc quý trong tự nhiên, có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh đường hô hấp, tiêu hoá, các bệnh da liễu, trong đó có bệnh phong ngứa. chữa phong ngứa bằng dân gian.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, rửa sạch rồi đem giã nát cùng một ít muối, vắt lấy nước để uống. Uống nước tía tô sẽ giúp giảm nhanh cơn ngứa. Đồng thời, người bệnh nên lấy phần bã lá bọc trong một miếng vải mỏng để chà xát lên những chỗ mẩn ngứa để bệnh nhanh hết hơn.
Trị phong bằng rau tần
Rau tần, còn gọi là rau húng chanh, là cây thuốc có công dụng trừ đàm, giải cảm, làm ra mồ hôi, thông khí, giải độc hiệu quả,…. Vì thế mà rau tần được dân gian áp dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh ho, cảm cúm, nghẹt mũi, rát họng, mất tiếng hoặc bệnh mề đay, phong ngứa….
Cách thực hiện: Rửa sạch rau tần, đem giã nát cùng ít muối, dùng hỗn hợp này chà xát hoặc đắp trực tiếp lên vùng da bị phong ngứa. Kiên trì thực hiện 1-2 lần/ ngày sẽ nhanh chóng nhận được kết quả. Người bệnh cũng có thể kết hợp phương pháp này với việc sắc lấy nước để uống mỗi ngày.
Trị phong bằng lá chè vằng
Lá chè vằng có tính lương, đắng nhẹ, uống vào có tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm và giải thấp. Cũng nhờ những khả năng này mà chè vằng thường được dùng như một loại thảo dược trị các bệnh ngoài da như chứng viêm nhiễm, lở loét do phong ngứa gây ra
Cách thực hiện: Mỗi ngày dùng 30-40g lá chè vằng tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi đun sôi cùng 3 lít nước trong khoảng 10-15 phút, tắt bếp nhấc xuống để nước bớt nóng. Đợi đến khi nước còn hơi ấm thì lấy tắm ngay, nên rưới nhiều nước lên chỗ da bị viêm do ngứa.
Trị phong ngứa bằng lá khế
Một cách trị phong ngứa dân gian an toàn nữa là dùng lá khế. Lá khế vốn rất dễ tìm, an toàn và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, phòng ngừa mề đay, phong ngứa rất hiệu quả.
Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm lá khế tươi, để ráo nước rồi mang đi sao nóng. Sau đó cho lá thuốc vừa mới sao vào miếng gạt y tế sạch, quấn lại rồi chà lên những vùng da bị ngứa. Kiên trì thực hiện như thế cho đến khi dấu hiệu của bệnh phong ngứa biến mất.
Lưu ý: Dùng lá khế còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, nếu để nóng quá sẽ làm bỏng da khiến cho làn da trở nên viêm nhiễm nặng hơn.
Trị phong ngứa bằng lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ là vị thuốc khắc tinh của bệnh mề đay, viêm da cơ địa, phong ngứa, tiêu chảy, mụn nhọt, ghẻ lở, bầm tím, xương khớp…. Vì theo Đông y, lá cây đơn lá đỏ có vị đắng ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp, lợi niệu và giảm đau hiệu quả.
Cách trị phong ngứa dân gian an toàn bằng lá đơn đỏ
Cách thực hiện: Mỗi ngày đem sao 40g rồi sắc lấy nước uống, chia nước thuốc làm 2-3 lần/ngày, uống đến khi các triệu chứng thuyên giảm thì ngưng.
Trị phong ngứa bằng lá trầu không
Trầu không được biết đến với khả năng sát trùng, tiêu viêm, rôm sẩy cũng như căn bệnh phong cực hiệu quả. Đây là loại lá có nhiều nước, protein, muối khoáng và chất xơ với nhiều công dụng như kháng viêm, kháng khuẩn, khử trùng nên đặc hiệu với các bệnh ngoài da, trị ho, viêm phế quản…
Ngoài ra, y học cổ truyền còn chứng minh trong lá trầu không có vị cay, tính ấm nên có thể dùng với mục đích kháng viêm, sát trùng trong những trường hợp bị lở loét, có các vết thương ngoài da.
Cách thực hiện: Chọn 7-10 lá trầu không tươi, ngâm rửa sạch với nước muối rồi giã nát. Cho 1,5 lít nước vào nồi bắt lên bếp, ó thả phần hỗn hợp đã giã nát vào đun thật sôi. Khi nước thuốc sôi thì tắt bếp, mở vung cho nước nguội bớt, lấy nước này để tắm và khử trùng các nốt mẩn đỏ, ngứa do bệnh gây ra.
Trị phong ngứa bằng lá hẹ
Lá hẹ vốn chứa nhiều vitamin C, có khả năng kháng khuẩn cực tốt nên có thể dùng để điều trị bệnh phong ngứa hiệu quả rất nhanh.
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá hẹ rửa sạch rồi thái nhỏ, sau đó cho vào nồi đổ nước nấu trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Tiếp đó chia nước này làm 2 phần bằng nhau, một phần nước uống khi còn nóng, phần còn lại dùng gạc sạch thấm rồi thoa vào vùng da bị ngứa. Chỉ sau một vài phút thực hiện, người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả của bài thuốc ngay.
Người bệnh nên biết rằng, khi lựa chọn và áp dụng một trong những cách trị phong ngứa dân gian an toàn kể trên, cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc lành mạnh, đặc biệt là vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm để hạn chế vi khuẩn có hại tấn công… Nhờ đó sẽ giúp cho việc điều trị bệnh nhanh chóng chóng đạt kết quả cao, bệnh được cải thiện và không có nguy cơ tái phát lại.
Còn có những thông tin cần được tư vấn thêm, vui lòng gọi đến hotline 0908 522 700 (zalo) hoặc click chọn [KHUNG TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.