Nổi mề đay là tình trạng dị ứng ở da thường gặp phải, gây mất thẩm mỹ vì những đám sần, đỏ trên da. Nhiều người tìm cách điều trị mề đay từ các phương pháp y khoa như tìm đến bác sĩ da liễu, nhưng cũng có người muốn áp dụng các bài thuốc dân gian. Trong đó có các phương pháp trị mề đay với lá hẹ, là lựa chọn của nhiều người bệnh, vì dễ thực hiện tại nhà mà không quá tốn kém. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để thực hiện cách trị mề đay với lá hẹ thật hiệu quả.
Xem thêm:
Vì sao lại mắc bệnh nổi mề đay?
Trước khi tìm hiểu về các áp dụng phương pháp trị mề đay với lá hẹ, người bệnh cần biết được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay mà mình đang mắc phải. Bởi lẽ, đây là căn bệnh da liễu có thể xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây ra.
Một số nguyên nhân dẫn tới nổi mề đay có thể kể đến như:
- Do nhiễm khuẩn: Mề đay xuất hiện do người bệnh bị nhiễm virus như viêm gan B, C; nhiễm nấm Candida hoặc nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa, gan thận. Bởi gan, thận vốn có vai trò là thanh lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, nên khi bị nhiễm độc, khả năng của 2 cơ quan này sẽ bị giảm sút, gây tích tụ độc tố trong cơ thể và dẫn tới nổi mề đay.
Virus viêm gan B cũng có thể gây nổi mề đay
- Do tiếp xúc: Bệnh gây do những tiếp xúc qua da, qua đường hô hấp khi hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc, lông vũ,… hoặc qua ăn uống, qua thuốc và hóa chất khác (theo cơ chế miễn dịch hoặc không miễn dịch). Ngay cả những loại thuốc Tây cũng có thành phần dễ gây kích ứng, nên khi sử dụng người bệnh vẫn có thể bị nổi mề đay. Trường hợp bệnh này có khả năng chuyển thành mãn tính và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh.
- Do thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, không khí ẩm thấp, quá lạnh hoặc quá nóng đều có thể gây bệnh. Tiếp xúc với ánh nắng sẽ khiến da nổi ban rải rác, đặc biệt là những vùng da tiếp xúc trực tiếp.
- Mề đay hệ thống: Đây là thể mề đay xuất hiện với tình trạng toàn thân nổi nốt ban đỏ có thể kèm theo viêm mạch máu, xuất huyết dưới da và đau khớp toàn thân. Dạng này thường xuất hiện ở những người bị bệnh toàn thân như tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm mạch, ung thư,…
- Do di truyền: Bệnh xảy ra do di truyền, gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng lớn con sinh ra cũng sẽ mắc bệnh. Người bệnh mắc phải thể bệnh này thường có khả năng mắc các chứng bệnh khác và khó có thể điều trị cho hết hẳn.
- Mề đay tự phát: Đây là thể xuất hiện thường không rõ nguyên nhân gây ra và có thể xuất hiện ở bất kỳ điều kiện nào.
Trị mề đay với lá hẹ như thế nào cho hiệu quả?
Không phải tự nhiên mà dân gian lại lưu truyền nhau cách trị mề đay với lá hẹ, bởi thật sự, hẹ mang đến rất nhiều công dụng cho cơ thể. Hẹ là một loại cây thân cỏ, phát triển nhiều ở vùng trung du, miền núi, đồng bằng các nước vùng Đông Á, là một trong những thực phẩm quen thuộc và rất tốt cho các cơ quan trong cơ thể.
Theo Đông y, hẹ có vị chua, mùi hăng và tính ấm. Có tác dụng trợ thận, bổ dương, giải độc, tán huyết, cầm máu, tiêu đờm, hành khí,.. Ngoài ra, hẹ còn trị được chứng mộng du, đau lưng, mộng tinh, mề đay mẩn ngứa,..
Trị mề đay với lá hẹ rất hiệu quả
Với Tây y, trong hẹ có chứa nhiều vitamin B và các khoáng chất quan trọng như đồng, sắt, niacin, canxi, pyridoxin,… giúp hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Bên cạnh đó, hẹ cũng chứa nhiều vitamin K tốt cho xương, là nguồn chứa chất có tác dụng flavonoid và lưu huỳnh ngăn chặn tác nhân gây ung thư. Đặc biệt, cây hẹ còn có thể dùng để giải độc tố, giảm thiểu tác nhân gây bệnh, có tính dịu mát của hẹ sẽ phát huy hiệu quả trong việc làm giảm phản ứng kháng thụ thể H2, tiêu trừ được các chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban và mề đay rất hiệu quả.
Vậy công dụng thật sự của việc trị mề đay với lá hẹ ra sao và cách điều trị như thế nào để đạt hiệu quả tối đa, hãy tham khảo ngay 2 cách sau:
Nước uống từ lá hẹ trị mề đay: Cách này không tốn nhiều công sức thời gian lại dễ thực hiện. Với cách này, cần chuẩn bị 100 g lá hẹ tươi 500 ml nước.
- Cách thực hiện: Đem 100g lá hẹ tươi nhặt lá và những phần gốc bị héo, úa. Mang đi rửa sạch với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút nhằm loại bỏ vi khuẩn, để ráo nước. Cắt hẹ thành khúc có độ dài 2-3cm rồi cho vào nồi. Đun sôi lá hẹ với 500ml nước trong 8-10 phút thì tắt bếp, để nguội lấy nước uống. Giữ lại bã lá để chà xát lên vùng da nổi mề đay, dùng khăn mát lau sạch sẽ thấy bớt tình trạng ngứa ngáy, khô da.
Tiêu trừ mề đay bằng canh lá hẹ nấu đậu phụ: Đây là món ăn ngon, dễ làm và hiệu quả trong việc trị chứng bệnh mề đay.
- Chuẩn bị: 100g lá hẹ tươi, 2 miếng đậu phụ và 1 củ hành tím.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá hẹ với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, sau đó cắt thành khúc vừa ăn. Rửa sạch đậu phụ và cắt khúc. Phi thơm hành, cho nước vào đun sôi thì thả đậu phụ vào chờ sôi, cho hẹ vào đun một lúc cho hẹ chín vừa ăn. Nêm thêm ít gia vị vừa miệng và tắt bếp. Dùng canh khi còn ấm, ăn cả cái lẫn nước thường xuyên để đẩy lùi tình trạng mề đay. Canh lá hẹ đậu phụ không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn hỗ trợ giúp kháng lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm trên da.
Qua bài viết này, người bệnh đã có thể biết được hiệu quả thật sự cũng như áp dụng cách trị mề đay với lá hẹ. Còn có những thông tin muốn được tư vấn, vui lòng gọi đến hotline 0908 522 700 (zalo) hoặc click vào [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để được hỗ trợ tận tình và miễn phí.