Những cái tên như mề đây mẩn ngứa hay nổi mề đây đã không còn mấy xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, cụm từ mề đay mãn tính vô căn lại ít được biết đến, vậy mà bệnh khá phổ biến và rất nhiều người vô tình gặp phải bệnh. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mề đay mãn tính vô căn qua bài viết sau.
Định nghĩa về mề đay mãn tính vô căn
Bệnh mề đay mãn tính vô căn là bệnh nổi mề đay dài hơn 6 tuần, kèm theo đó là những dấu hiệu phức tạp. Mề đay mãn tính vô căn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Xem thêm:
Ảnh minh họa mề đay mãn tính vô căn
Dấu hiệu mề đay mãn tính vô căn không nên bỏ qua
Căn bệnh mề đay mãn tính vô căn còn có những triệu chứng có thể giúp bạn nhận ra như:
- Tổn thương trên da: Da đỏ ửng, nổi mẩn ngứa và kèm ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu trên bề mặt da. Ngoài ra, bề mặt da bị sưng và nổi những nốt màu hồng tròn khoanh.
- Sưng phù nề: Bị sưng niêm mạc mắt, môi, bộ phận sinh dục, bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, người mệt mỏi, tụt huyết áp, sốt nhẹ.
Lưu ý: triệu chứng mề đay mãn tính vô căn thường diễn ra trong thời gian ngắn và có thể bùng phát thành nhiều đợt liên tiếp trên nhiều vùng da khác nhau. Thời gian kéo dài mỗi đợt khoảng từ 10-20 tiếng hoặc đôi khi cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Các cơn ngứa thường xuất hiện dai dẳng và ngứa nhiều vào chiều tối và ban đêm.
Nguyên nhân gây mề đay mãn tính vô căn
Các nguyên nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa có thể kể đến như sau:
- Yếu tố thời tiết, môi trường: Vi khuẩn virus ngày càng gia tăng gây bệnh ngoài da, bên cạnh đó thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể chúng ta không kịp thích ứng, sức đề kháng suy giảm nên gây dị ứng gây nổi mề đay mẩn ngứa.
- Do dị ứng với thực phẩm: Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng khi ăn như: các loại hải sản, thịt đỏ, con nhộng, các đồ uống kích thích,…
- Do dị ứng với thành phần trong thuốc: Các loại thuốc tây y cũng gây ra tác dụng phụ là dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay. Đặc biệt, các loại thuốc giảm đau, kháng sinh...
Mề đay mãn tính vô căn có thể gặp phải do dị ứng với thuốc
- Yếu tố di truyền: Di truyền chiếm khoảng 40% nguyên nhân gây bệnh. Nếu như trong gia đình có người bị mề đay mãn tính vô căn thì tỷ lệ bạn mắc bệnh rất cao.
- Nhiễm ký sinh trùng trong máu: Khi bị nhiễm các loại ký sinh trùng trong máu sẽ gây nên hiện tượng ngứa toàn thân. Để phát hiện nguyên nhân này cần xét nghiệm máu.
Ngoài ra, căn bệnh này còn do bệnh viêm xoang, sâu răng, viêm mũi dị ứng thường luôn đi kèm theo hiện tượng sưng viêm, những ổ viêm này có các loại nấm gây bệnh mề đay mẩn ngứa.
Hậu quả khôn lượng do mề đay mãn tính vô căn gây ra
Nếu bệnh để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp sẽ khiến bệnh nặng hơn và để lại nhiều hậu quả như:
- Chứng phù mạch: Phù mao mạch là hiện tượng dịch tích tụ trong cơ thể, thường xuất hiện đột ngột, kéo dài từ 1 – 3 ngày. Người bệnh khi gặp phải biến chứng này thì các mạch máu, huyết quản dưới da bị sưng phù lên, thường xuất hiện ở mí mắt, môi và đôi khi là trong miệng gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, phù mạch có thể kèm một số triệu chứng như: cảm giác bỏng rát, đau ở khu vực bị phù, phía trong họng bị sưng làm cho không khí không lên phổi dẫn tới khó thở.
- Phản ứng sốc phản vệ: Biến chứng nguy hiểm vì có liên quan đến tim và phổi, gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi cơ thể phản ứng với những tác nhân gây bệnh sẽ khiến người bệnh ngạt thở, da tím tái, suy hô hấp do ống phế quản bị co thắt lại. Sốc phản vệ còn dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch, tụt huyết áp, làm người bệnh mề đay bị chóng mặt, ngất và có thể dẫn đến trụy tim mạch thậm chí tử vong.
- Suy nhược cơ thể: Người bệnh mắc mề đay mẩn ngứa mãn tính sẽ ngứa thường xuyên kể ngày đêm khiến cho người bệnh khó ngủ, dần sức đề kháng yếu đi, cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược, diễn biến trầm trọng thậm chí dẫn đến trầm cảm.
- Nguy cơ nhiễm trùng cao: Do ngứa ngáy phải xuyên gãi tại các vùng bị nổi ban đỏ đến mức gây tổn thương da. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngủ khiến sức đề kháng của người bệnh giảm, kết hợp với những vết xước, vết thương hở trên da do gãi nhiều rất dễ bị vi khuẩn tấn công sẽ gây nhiễm trùng và dẫn tới các bệnh nguy hiểm hơn.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh mề đay mãn tính vô căn
Khi mắc mề đay mãn tính vô căn, người bệnh cần nhanh chóng đến trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và tìm phương pháp điều trị hiệu quả. Thông thường, bệnh nhân sẽ được thực hiện các biện pháp xét nghiệm như: Xét nghiệm tổng thể, xét nghiệm chức năng của gan, xét nghiệm sinh thiết, huyết thanh. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra được biện pháp phù hợp.
Khi bị mề đay người bệnh cần làm xét nghiệm để biết được nguyên nhân
Trong quá trình điều trị bệnh, bác sỹ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc cơ bản. Tránh lạm dụng thuốc uống hoặc bôi cắt cơn ngứa, vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với gan, thận, nhờn thuốc, khó lành bệnh.
Tránh chà xát và gãi ngứa quá nhiều, vì cũng chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời, và khiến cho các đám mẩn ngứa lan rộng hơn, ngứa nhiều hơn. Đồng thời, gãi mạnh sẽ gây rách da, nhiễm trùng da rất nguy hiểm.
Nên kiêng gió, kiêng nước, khi ra đường nên mặc quần áo che kín người, hạn chế tiếp xúc với nước trong quá trình mắc bệnh. Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm như hải sản, thịt bò, thịt gà, thực phẩm chứa chất kích thích và cay nóng.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm sạch để giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Tạo cho cơ thể một cảm giác thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress vì có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
Không nên mặc quần áo quá chật, bó sát, nên sử dụng các loại quần áo có vải mềm, chất liệu tự nhiên. Hạn chế trang điểm, sử dụng mỹ phẩm vì hầu hết những sản phẩm này đều chứa chất hóa học bảo quản không tốt cho da.
Mong rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp mọi người hiểu về bệnh mề đay mãn tính vô căn, để từ đó biết cách xử lý khi mắc bệnh, phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả