Bệnh giang mai hay còn gọi là syphilis là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có tác nhân gây bệnh chính là một loại vi khuẩn Treponema pallidum. Nó có hình dạng như lò xo có từ 6-10 vòng xoắn, chúng chuyển động theo 3 hình thức di động theo trục dọc, di động qua lại và di động lượn sóng.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước niêm mạc thường là ở cơ quan sinh dục. Xoắn khuẩn bắt đầu đi vào hạch và máu, rồi lan ra khắp cơ thể người bệnh. Ở môi trường ngoài, nó là một xoắn khuẩn yếu, nhanh chết nhưng lại phát triển mạnh ở môi trường ẩm ướt.
Tham khảo thêm:
Dấu hiệu của bệnh giang mai ở nữ giới
Thời gian ủ bệnh giang mai kéo dài bao lâu
Xoắn khuẩn chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh giang mai đáng sợ
Qua quan hệ tình dục: Hình thức lây truyền chủ yếu của bệnh, bất kể bạn có quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn hay miệng thì đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Việc sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhưng hiệu quả không cao.
Từ mẹ sang con: Thai phụ nhiễm xoắn khuẩn có thể thông quan nhau thai đi vào thai nhi, khiến trẻ bị giang mai bẩm sinh, quá trình truyền nhiễm thường xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kì.
Qua đường máu: Trong giai đoạn tiềm ẩn không có bất cứ biểu hiện lâm sàng nào xuất hiện, nên bất kì hoạt động tiêm chích, truyền máu... từ người bệnh đều khiến xoắn khuẩn có cơ hội xâm nhập trực tiếp và gây bệnh ở người khỏe mạnh.
Qua tiếp xúc gián tiếp: Hoạt động gián tiếp như ôm hôn hay sử dụng chung các đồ dùng với người bệnh như quần áo, bàn chải đánh răng... có dính dịch tiết, máu mủ chứa xoắn khuẩn đều có khả năng mắc bệnh giang mai.
Giai đoạn 1
Sau khi lây nhiễm bệnh từ 3 – 90 ngày, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên. Tại bộ phận sinh dục của bệnh nhân như âm đạo, môi lớn, môi bé, cổ tử cung của nữ giới và nam giới là ở dương vật, quy đầu, lỗ niệu đạo, bìu... xuất hiện những nốt săng giang mai.
Đặc điểm của săng giang mai là có hình tròn hoặc bầu dục, khá nông, có bờ nhẵn và hơi cứng, không mưng mủ hay gây đau đớn. Nó sẽ tự mất đi sau khoảng 6 tuần, lúc này bệnh không hề khỏi mà xoắn khuẩn tiếp tục đi sâu vào máu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn kế tiếp.
Giai đoạn 2
Cơ thể của bệnh nhân nổi nhiều nốt ban hồng, đối xứng hai bên mạn sườn, ngực, bụng, tay chân…chúng có màu hồng tím, ấn vào thì mất đi. Nốt ban ở dưới niêm mạc da nhưng rất dễ bị tổn thương, khi trầy xước có thể tiết ra mủ hoặc kèm máu.
Một số khác còn xuất hiện những tổn thương có dạng như các vết loét trên da, không liên kết với nhau nhưng có ranh giới rõ ràng. Bên trong vết thương chứa nhiều nước và mủ, nên dễ dàng lây nhiễm cho người khác qua tiếp xúc hoặc vật trung gian, đây được giai đoạn lây nhiễm mạnh của bệnh.
Biểu hiện đặc trưng của giang mai là các săng giang mai xuất hiện trên cơ thể
Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai và được chia thành 3 dạng chủ yếu là củ giang mai, giang mai thần kinh và giang mai tim mạch. Thời điểm này xoắn khuẩn giang mai không còn khả năng truyền bệnh mà gây ra các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Những biến chứng thường gặp của những bệnh nhân bị giang mai đoạn cuối bao gồm: động kinh, đột quỵ, phình mạch, viêm màng não... thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.
Những chia sẻ của phòng khám bệnh xã hội Thủ Dầu Một liên quan đến việc tìm hiểu về bệnh giang mai là gì mong rằng giúp ích được bạn. Hãy liên hệ thăm khám bệnh bằng cách gọi về 0274 368 9588 hoặc chọn vào [ Tư Vấn Giang Mai ] để được giải đáp các thắc mắc.
(*) Lưu ý: hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.